Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

4 lầm tưởng phổ biến nhất về cắt amidan

Thủ thuật cắt amidan là một cuộc tiểu phẫu nhỏ, nhưng không cẩn thận có thể dẫn đến tai biến sau phẫu thuật. Dưới đây là những lầm tưởng người bệnh mắc phải khi cắt amidan.

Bệnh nhân sợ bị chỉ định cắt không cần thiết

Do hiện nay có nhiều cơ sở khám tai mũi họng có thể thực hiện thủ thuật này do vậy, bệnh nhân có thể nghĩ rằng bác sĩ chỉ định cắt amidan để lấy tiền của bệnh nhân.
Nhưng tại bệnh viện tai mũi họng uy tín các bác sĩ giàu tâm huyết và y đức chỉ có thể chỉ định cắt trong những trường hợp cần thiết, bởi amidan có chức năng sinh ra các tế bào lympho bảo vệ cơ thể. Không nên cắt khi bệnh ở mức độ nhẹ. Quy trình phẫu thuật sẽ được kiểm duyệt chặt chẽ


Sợ bị mất chức năng bảo vệ

Bình thường amiđan có vai trò hàng rào tiết ra kháng thể góp phần bảo vệ khu vực họng trước các vi khuẩn gây hại.

Đối với trường hợp amiđan bị viêm nhiễm tái phát nhiều lần (trên năm lần /năm) hoặc amidan quá to,   nhiều hốc mủ thì hàng rào này sẽ bị suy giảm, vi khuẩn có cơ hội tấn công người bệnh, gây phiền toái như khó thở, dễ nghẹn hoặc nôn ói khi ăn, thở hôi, thậm chí có nguy cơ ung thư hóa...

Đây là những trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định cắt amidan

Bệnh nhân sợ đau đớn, sợ mất máu

Đây là một cuộc tiểu phẫu và khi cắt mổ có thể gây đau đớn, nhưng hiện nay y học hiện đại bạn sẽ không lo đau đớn khi thực hiện phương pháp cắt amidan bằng máy clobator hiện đại nhất, không đau vết thương nhỏ. Đây là bước tiến lớn về phương pháp cắt amidan, kỹ thuật mổ, dụng cụ mổ cũng như sự phát triển của thuốc giảm đau thì sự đau đớn này sẽ không quá ầm ĩ và qua đi nhanh chóng sau vài ngày.

Tương tự, trong kỹ thuật cắt amiđan hiện nay thì trước mổ bệnh nhân sẽ được xét nghiệm kiểm tra về huyết học, được mổ nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật, lượng máu mất sẽ rất ít, hoàn toàn không gây biến đổi hay tác hại gì đối với sức khỏe.

Sợ bị đổi giọng hoặc thậm chí có thể bị câm

"Sau khi cắt amiđan có thể bị câm vĩnh viễn" là truyền thuyết kinh dị nhất! Điều này hoàn toàn không đúng: amiđan nằm tít phía trên, còn thanh quản - cơ quan phát âm chính - nằm xa phía dưới, do vậy các thao tác phẫu thuật cắt amiđan dù bằng bất kỳ phương pháp nào đều không xâm phạm đến thanh quản để có thể gây câm sau mổ cả!

Có chăng là trong vài trường hợp hiếm hoi do khi đặt ống nội khí quản lúc gây mê hơi thiếu khéo léo, gây ra sự cọ xát của ống nội khí quản với thanh quản làm phù nề thanh quản.

Do đó sau mổ bệnh nhân có thể bị khàn tiếng hoặc tắt tiếng từ vài giờ đến tối đa một, hai ngày, sự cố này sẽ được giải quyết "trong vòng vài nốt nhạc" bằng thuốc chống phù nề.

Riêng chuyện đổi giọng sau cắt viêm amidan thì có thể hiểu thế này: giọng nói là kết quả của một quá trình cộng hưởng dòng không khí phát ra từ phổi, kết hợp sự rung động và đóng - mở của dây thanh, đi qua hệ thống ống họng - mũi, khuếch âm qua hệ thống các xoang và hốc mũi.

Khi cắt amiđan tức ta thay đổi phần nào độ rộng của họng, do vậy có thể sẽ gây thay đổi chút xíu về giọng nói so với trước đó, cụ thể là cao độ của giọng nói có thể giảm từ nửa đến một cung độ, nhưng sự thay đổi này vô cùng nhỏ nhoi đến nỗi khó có thể nhận ra!


1 nhận xét: